Tỏi cô đơn một nhánh
Tỏi cô đơn là loại tỏi quý ở Việt Nam, nó được trồng trên đất Sơn La, với sự đặc biệt về thổ nhưỡng và kinh nghiệm truyền thống bao đời từ khi khai sinh vùng đất đã làm cho tỏi Sơn La có hương vị riêng và đặc biệt.
Tỏi cô đơn được trồng tại Sơn La hay còn gọi là tỏi một (gọi theo địa phường), có nơi gọi là tỏi mồ côi. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển loại Tỏi này không giống như các loại tỏi thường (một củ có rất nhiều tép) mà mỗi củ Tỏi này chỉ có duy nhất một tép, vì tất cả chất dinh dưỡng của cây Tỏi chỉ tập trung vào một tép một cách tự nhiên, mà những người dân trồng tỏi cũng không thể tác động vào cây Tỏi để cho ra loại Tỏi cô đơn này được, trong một ruộng (rẫy) Tỏi khi hoạch thì có rất ít loại Tỏi cô đơn này nên người dân rất quý loại tỏi này bởi lẽ loại tỏi này có công dụng rất đặc biệt so với loại tỏi thường ngoài việc dùng để ăn Tỏi cô đơn còn dùng ngâm rượu để trong nhà làm thuốc gia truyền chữa và phòng ngừa được các bện như: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh, tư âm bổ thận, trị cảm cúm – dịch bệnh, đâu lưng nhức mỏi, đổ mồ hôi tay-chân, cao huyết áp, giảm mỡ máu, bộ tiêu hóa yếu ăn khó tiêu, dạ dày, sốt, viêm xoang,…Ngoài ra theo truyền thống người dân Sơn La để tỏi trong nhà hoặc mang theo bên người có thể trừ tà ma và bùa ngãi.
Tỏi một nhánh dùng để làm tỏi đen:
Rượu tỏi
Lấy 250g tỏi bóc vỏ, rồi đem ngâm với 500ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30ml. Hoặc có thể chế theo cách khác: Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml để trong nhà dùng thường xuyên rất tốt cho sức khỏe.
Tỏi tươi
Là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Nhấm sống tỏi rất có lợi vì các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ bị tiêu diệt. Nói chung mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi là đủ, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Ăn nhiều quá cũng không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích trực tiếp và chất axilin có trong tỏi có thể gây chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là hoàn toàn vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay có mùi hôi nên người ta thường chế biến thành các dạng dùng khác.
Tỏi ngâm
Có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: Lấy 50g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt. Tỏi ngâm đường: Lấy 50g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.
Trà tỏi
Công thức 1: Tỏi 15g, sơn tra 30g, thảo quyết minh 10g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.
Công thức 2: Tỏi vỏ tím 10g, kim ngân hoa 6g, trà xanh 3g, cam thảo 2g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.